عن الملكية الفكرية التدريب في مجال الملكية الفكرية إذكاء الاحترام للملكية الفكرية التوعية بالملكية الفكرية الملكية الفكرية لفائدة… الملكية الفكرية و… الملكية الفكرية في… معلومات البراءات والتكنولوجيا معلومات العلامات التجارية معلومات التصاميم الصناعية معلومات المؤشرات الجغرافية معلومات الأصناف النباتية (الأوبوف) القوانين والمعاهدات والأحكام القضائية المتعلقة بالملكية الفكرية مراجع الملكية الفكرية تقارير الملكية الفكرية حماية البراءات حماية العلامات التجارية حماية التصاميم الصناعية حماية المؤشرات الجغرافية حماية الأصناف النباتية (الأوبوف) تسوية المنازعات المتعلقة بالملكية الفكرية حلول الأعمال التجارية لمكاتب الملكية الفكرية دفع ثمن خدمات الملكية الفكرية هيئات صنع القرار والتفاوض التعاون التنموي دعم الابتكار الشراكات بين القطاعين العام والخاص أدوات وخدمات الذكاء الاصطناعي المنظمة العمل مع الويبو المساءلة البراءات العلامات التجارية التصاميم الصناعية المؤشرات الجغرافية حق المؤلف الأسرار التجارية أكاديمية الويبو الندوات وحلقات العمل إنفاذ الملكية الفكرية WIPO ALERT إذكاء الوعي اليوم العالمي للملكية الفكرية مجلة الويبو دراسات حالة وقصص ناجحة في مجال الملكية الفكرية أخبار الملكية الفكرية جوائز الويبو الأعمال الجامعات الشعوب الأصلية الأجهزة القضائية الموارد الوراثية والمعارف التقليدية وأشكال التعبير الثقافي التقليدي الاقتصاد التمويل الأصول غير الملموسة المساواة بين الجنسين الصحة العالمية تغير المناخ سياسة المنافسة أهداف التنمية المستدامة التكنولوجيات الحدودية التطبيقات المحمولة الرياضة السياحة ركن البراءات تحليلات البراءات التصنيف الدولي للبراءات أَردي – البحث لأغراض الابتكار أَردي – البحث لأغراض الابتكار قاعدة البيانات العالمية للعلامات مرصد مدريد قاعدة بيانات المادة 6(ثالثاً) تصنيف نيس تصنيف فيينا قاعدة البيانات العالمية للتصاميم نشرة التصاميم الدولية قاعدة بيانات Hague Express تصنيف لوكارنو قاعدة بيانات Lisbon Express قاعدة البيانات العالمية للعلامات الخاصة بالمؤشرات الجغرافية قاعدة بيانات الأصناف النباتية (PLUTO) قاعدة بيانات الأجناس والأنواع (GENIE) المعاهدات التي تديرها الويبو ويبو لكس - القوانين والمعاهدات والأحكام القضائية المتعلقة بالملكية الفكرية معايير الويبو إحصاءات الملكية الفكرية ويبو بورل (المصطلحات) منشورات الويبو البيانات القطرية الخاصة بالملكية الفكرية مركز الويبو للمعارف الاتجاهات التكنولوجية للويبو مؤشر الابتكار العالمي التقرير العالمي للملكية الفكرية معاهدة التعاون بشأن البراءات – نظام البراءات الدولي ePCT بودابست – نظام الإيداع الدولي للكائنات الدقيقة مدريد – النظام الدولي للعلامات التجارية eMadrid الحماية بموجب المادة 6(ثالثاً) (الشعارات الشرفية، الأعلام، شعارات الدول) لاهاي – النظام الدولي للتصاميم eHague لشبونة – النظام الدولي لتسميات المنشأ والمؤشرات الجغرافية eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange الوساطة التحكيم قرارات الخبراء المنازعات المتعلقة بأسماء الحقول نظام النفاذ المركزي إلى نتائج البحث والفحص (CASE) خدمة النفاذ الرقمي (DAS) WIPO Pay الحساب الجاري لدى الويبو جمعيات الويبو اللجان الدائمة الجدول الزمني للاجتماعات WIPO Webcast وثائق الويبو الرسمية أجندة التنمية المساعدة التقنية مؤسسات التدريب في مجال الملكية الفكرية الدعم المتعلق بكوفيد-19 الاستراتيجيات الوطنية للملكية الفكرية المساعدة في مجالي السياسة والتشريع محور التعاون مراكز دعم التكنولوجيا والابتكار نقل التكنولوجيا برنامج مساعدة المخترعين WIPO GREEN WIPO's PAT-INFORMED اتحاد الكتب الميسّرة اتحاد الويبو للمبدعين WIPO Translate أداة تحويل الكلام إلى نص مساعد التصنيف الدول الأعضاء المراقبون المدير العام الأنشطة بحسب كل وحدة المكاتب الخارجية المناصب الشاغرة المشتريات النتائج والميزانية التقارير المالية الرقابة
Arabic English Spanish French Russian Chinese
القوانين المعاهدات الأحكام التصفح بحسب الاختصاص القضائي

القانون رقم 23/2018 / QH14 المؤرخ 12 يونيو 2018 بشأن المنافسةa، فييت نام

عودة للخلف
أحدث إصدار في ويبو لِكس
التفاصيل التفاصيل سنة الإصدار 2019 تواريخ بدء النفاذ : 1 يوليو 2019 الاعتماد : 12 يونيو 2018 نوع النص نصوص أخرى الموضوع المنافسة، الملكية الصناعية، المعلومات غير المكشوف عنها (الأسرار التجارية) الموضوع (فرعي) مواضيع أخرى، إنفاذ قوانين الملكية الفكرية والقوانين ذات الصلة، الإجراءات البديلة لتسوية المنازعات، هيئة تنظيمية للملكية الفكرية

المواد المتاحة

النصوص الرئيسية النصوص ذات الصلة
النصوص الرئيسية النصوص الرئيسية بالفييتنامية Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12/06/2018         بالإنكليزية Law No. 23/2018/QH14 of June 12, 2018, on Competition     
 
 


WIPO PUBLIC

WIPO PUBLIC

QUỐC HỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Luật số: 23/2018/QH14 Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2018

LUẬT

CẠNH TRANH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Cạnh tranh.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả

năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đến thị trường Việt Nam; hành vi cạnh tranh không lành

mạnh; tố tụng cạnh tranh; xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh; quản lý nhà nước về cạnh

tranh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp

sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh

vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động

tại Việt Nam.

2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hiệp hội ngành, nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp.

2. Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế

cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

và lạm dụng vị trí độc quyền.

3. Tác động hạn chế cạnh tranh là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh

trên thị trường.

4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác

động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

5. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp

có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn

chế cạnh tranh.

WIPO PUBLIC

6. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện

chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc

có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

7. Thị trường liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về

đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả trong khu vực địa lý cụ thể có các điều kiện cạnh tranh

tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực địa lý lân cận.

8. Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

9. Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh bị điều tra, xử lý

theo quy định của Luật này, bao gồm vụ việc hạn chế cạnh tranh, vụ việc vi phạm quy định về

tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh

1. Luật này điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh,

miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp

dụng quy định của Luật này.

2. Trường hợp luật khác có quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, hình thức tập trung kinh tế,

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với

quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó.

Điều 5. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh

1. Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm

quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.

2. Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh,

không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

doanh nghiệp, của người tiêu dùng.

Điều 6. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh

1. Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.

2. Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo

quy định của pháp luật.

3. Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật

về cạnh tranh.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh.

2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh

tranh.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối

hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực

hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh

1. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:

a) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc

không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua,

bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc

lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

b) Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

c) Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác

hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh

nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.

Chương II

THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ THỊ PHẦN

Điều 9. Xác định thị trường liên quan

1. Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa

lý liên quan.

Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho

nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả.

Thị trường địa lý liên quan là khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ được

cung cấp có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng

kể với các khu vực địa lý lân cận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 10. Xác định thị phần và thị phần kết hợp

1. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của thị trường liên quan, thị phần của doanh nghiệp trên thị

trường liên quan được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu bán ra của tất

cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

b) Tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của

tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm;

c) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp này với tổng số đơn

vị hàng hóa, dịch vụ bán ra của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo tháng, quý,

năm;

d) Tỷ lệ phần trăm giữa số đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của doanh nghiệp này với tổng số

đơn vị hàng hóa, dịch vụ mua vào của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường liên quan theo

tháng, quý, năm.

WIPO PUBLIC

2. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào

hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế.

3. Doanh thu để xác định thị phần quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo chuẩn mực

kế toán Việt Nam.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chưa đủ 01 năm tài chính thì doanh thu,

doanh số, số đơn vị hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào để xác định thị phần quy định tại khoản 1

Điều này được tính từ thời điểm doanh nghiệp bắt đầu hoạt động cho đến thời điểm xác định thị

phần.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương III

THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa,

cung ứng dịch vụ.

3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung

ứng dịch vụ.

4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong

việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát

triển kinh doanh.

6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa

thuận.

7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.

8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ

không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.

10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch

vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.

11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định

tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.

2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều

11 của Luật này.

3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định

tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả

năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau

trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định

quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác

động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Điều 13. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng

kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh

một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ vào một số yếu tố sau đây:

a) Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận;

b) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường;

c) Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ;

d) Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu;

đ) Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

e) Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành,

lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 14. Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm

theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng

và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản

phẩm;

d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan

đến giá và các yếu tố của giá.

2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo

quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

Điều 15. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị

hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:

a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

WIPO PUBLIC

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh

nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề

đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành,

nghề;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong

02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ

thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới

thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo

chứng cứ để chứng minh;

e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện

(nếu có).

3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ

bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

Điều 16. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị

cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, Ủy ban

Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy đủ,

hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo

bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong

thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung hồ sơ

không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

3. Sau khi nhận được thông báo hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, bên nộp hồ sơ phải nộp phí thẩm định

hồ sơ theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Hồ sơ được thụ lý kể từ thời điểm bên nộp hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ nộp phí thẩm định hồ

sơ.

Điều 17. Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh bị cấm

1. Sau khi thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu bên nộp hồ sơ bổ sung thông tin, tài liệu cần thiết

khác có liên quan đến dự định thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

2. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu

theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã

có.

Điều 18. Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan về nội dung của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đang được đề nghị hưởng miễn trừ.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về

việc tham vấn ý kiến, cơ quan, tổ chức, cá nhân được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn

bản và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan về nội dung được tham vấn.

Điều 19. Rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Doanh nghiệp có quyền rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh bị cấm. Đề nghị rút hồ sơ phải được lập thành văn bản và gửi đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc

gia.

2. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại cho doanh nghiệp rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ.

Điều 20. Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho

các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của

Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.

2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo

bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết

định.

4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra

quyết định về việc hưởng miễn trừ, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định

của pháp luật.

Điều 21. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải có các nội dung

chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ của các bên tham gia thỏa thuận;

b) Nội dung của thỏa thuận được thực hiện;

c) Điều kiện và nghĩa vụ của các bên tham gia thỏa thuận;

d) Thời hạn hưởng miễn trừ.

2. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải được gửi cho

các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ

ngày ra quyết định.

Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên

tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không

WIPO PUBLIC

tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được

hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp

tục hưởng miễn trừ.

Điều 22. Thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các trường hợp được hưởng

miễn trừ

1. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đáp ứng điều kiện được hưởng miễn trừ quy

định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này chỉ được thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau khi

có quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.

2. Các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được hưởng miễn trừ phải thực hiện đúng

quyết định hưởng miễn trừ quy định tại Điều 21 của Luật này.

Điều 23. Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường

hợp sau đây:

a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;

b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;

c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ

trong quyết định hưởng miễn trừ;

d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được

hưởng miễn trừ.

2. Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách

nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng

miễn trừ.

3. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận

trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Chương IV

LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN

Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường

1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể

được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị

trường liên quan.

2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác

động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại

Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;

b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;

c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan;

d) Năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

3. Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại khoản 2 Điều này không bao

gồm doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan.

Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền

Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng

hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể

1. Sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được xác định căn cứ vào

một số yếu tố sau đây:

a) Tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan;

b) Sức mạnh tài chính, quy mô của doanh nghiệp;

c) Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường đối với doanh nghiệp khác;

d) Khả năng nắm giữ, tiếp cận, kiểm soát thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hoặc

nguồn cung hàng hóa, dịch vụ;

đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ thuật;

e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ sở hạ tầng;

g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;

h) Khả năng chuyển sang nguồn cung hoặc cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ liên quan khác;

i) Các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm

1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại

bỏ đối thủ cạnh tranh;

b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra

hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ

thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;

d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả

năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh

nghiệp khác;

đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ

hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp

đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác

tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;

g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

WIPO PUBLIC

2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:

a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;

b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;

c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà

không có lý do chính đáng;

d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước

1. Nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện

pháp sau đây:

a) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước;

b) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc

quyền nhà nước;

c) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền

nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh

doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp

không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản 1 Điều này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy

định khác của Luật này.

Chương V

TẬP TRUNG KINH TẾ

Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế

1. Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

a) Sáp nhập doanh nghiệp;

b) Hợp nhất doanh nghiệp;

c) Mua lại doanh nghiệp;

d) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

đ) Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

2. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt

động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

3. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền,

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt

hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

4. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một

phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một

ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

5. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một

phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm

Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế

cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Điều 31. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng

kể của việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh

một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế căn cứ vào một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa

các yếu tố sau đây:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối,

cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau;

d) Lợi thế cạnh tranh do tập trung kinh tế mang lại trên thị trường liên quan;

đ) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế tăng giá hoặc tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu một cách đáng kể;

e) Khả năng doanh nghiệp sau tập trung kinh tế loại bỏ hoặc ngăn cản doanh nghiệp khác gia

nhập hoặc mở rộng thị trường;

g) Yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 32. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế căn cứ vào

một trong các yếu tố hoặc kết hợp giữa các yếu tố sau đây:

a) Tác động tích cực đến việc phát triển của ngành, lĩnh vực và khoa học, công nghệ theo chiến

lược, quy hoạch của Nhà nước;

b) Tác động tích cực đến việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

c) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế

1. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập

trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.

2. Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được xác định căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

WIPO PUBLIC

b) Tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế;

d) Thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 34. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

1. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bao gồm:

a) Thông báo tập trung kinh tế theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Dự thảo nội dung thỏa thuận tập trung kinh tế hoặc dự thảo hợp đồng, biên bản ghi nhớ việc

tập trung kinh tế giữa các doanh nghiệp;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền

kề trước năm thông báo tập trung kinh tế hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời

điểm thông báo tập trung kinh tế đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức

kiểm toán theo quy định của pháp luật;

đ) Danh sách các công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện và

các đơn vị phụ thuộc khác của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế (nếu có);

e) Danh sách các loại hàng hóa, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang

kinh doanh;

g) Thông tin về thị phần trong lĩnh vực dự định tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia

tập trung kinh tế trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm thông báo tập trung kinh tế;

h) Phương án khắc phục khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

i) Báo cáo đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế và các biện pháp tăng cường tác

động tích cực của việc tập trung kinh tế.

2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của

hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.

Điều 35. Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ về tính đầy

đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thông báo

bằng văn bản các nội dung cụ thể cần sửa đổi, bổ sung để các bên sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong

thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo.

Khi kết thúc thời hạn mà bên được yêu cầu không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung

không đầy đủ theo yêu cầu thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ thông báo tập trung kinh

tế.

Điều 36. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung

thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế bao gồm:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

b) Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

c) Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối,

cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ,

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về

một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

3. Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra

thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này và tiêu chí xác định việc tập trung kinh tế phải

thẩm định chính thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 37. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế trong thời hạn 90

ngày kể từ ngày ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ với nội dung quy định tại điểm b khoản 2

Điều 36 của Luật này.

Đối với vụ việc phức tạp, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thẩm định chính thức

nhưng không quá 60 ngày và thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập

trung kinh tế.

2. Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:

a) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc

tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động

hạn chế cạnh tranh;

b) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật này

và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;

c) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của

tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

Điều 38. Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế

1. Trong quá trình thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu

cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế bổ sung thông tin, tài liệu nhưng không

quá 02 lần.

WIPO PUBLIC

2. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế có trách nhiệm bổ sung thông tin, tài liệu

liên quan đến việc tập trung kinh tế và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin,

tài liệu bổ sung theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Trường hợp bên được yêu cầu không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ thông tin, tài liệu

theo yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định trên cơ sở thông tin, tài liệu đã

có.

4. Thời gian bổ sung thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này không được tính vào thời

hạn thẩm định tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.

Điều 39. Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế

1. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền tham vấn

cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực mà các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế đang hoạt động.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

về việc tham vấn ý kiến, cơ quan được tham vấn có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về nội dung

được tham vấn.

2. Trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể tiến hành

tham vấn ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

Điều 40. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

quan trong thẩm định tập trung kinh tế

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời

các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong quá trình thẩm định

tập trung kinh tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu được cung cấp theo

quy định của pháp luật.

Điều 41. Quyết định về việc tập trung kinh tế

1. Sau khi kết thúc thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế, căn cứ vào nội dung thẩm định

chính thức, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định về một trong các nội dung sau đây:

a) Tập trung kinh tế được thực hiện;

b) Tập trung kinh tế có điều kiện quy định tại Điều 42 của Luật này;

c) Tập trung kinh tế thuộc trường hợp bị cấm.

2. Quyết định về việc tập trung kinh tế quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến các

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết

định.

3. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định không đúng thời hạn, nếu gây thiệt hại

cho doanh nghiệp thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 42. Tập trung kinh tế có điều kiện

Tập trung kinh tế có điều kiện là tập trung kinh tế được thực hiện nhưng phải đáp ứng một hoặc

một số điều kiện sau đây:

1. Chia, tách, bán lại một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế;

2. Kiểm soát nội dung liên quan đến giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao

dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;

3. Biện pháp khác nhằm khắc phục khả năng tác động hạn chế cạnh tranh trên thị trường;

4. Biện pháp khác nhằm tăng cường tác động tích cực của tập trung kinh tế.

Điều 43. Thực hiện tập trung kinh tế

1. Doanh nghiệp tập trung kinh tế quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 36 và điểm a, điểm

b khoản 1 Điều 41 của Luật này được làm thủ tục tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật

về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều

41 của Luật này phải thực hiện đầy đủ điều kiện tập trung kinh tế theo quyết định về việc tập

trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước và sau khi thực hiện tập trung kinh tế.

Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế

1. Doanh nghiệp không thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật này.

2. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 36, trừ trường hợp quy định tại khoản 3

Điều 36 của Luật này.

3. Doanh nghiệp thuộc trường hợp phải thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế mà thực hiện

việc tập trung kinh tế khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra quyết định quy định tại Điều 41

của Luật này.

4. Doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong

quyết định về tập trung kinh tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 của Luật này.

5. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều

41 của Luật này.

6. Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 30 của Luật này.

Chương VI

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH BỊ CẤM

Điều 45. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo

mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông

tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc

cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp

đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài

chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

WIPO PUBLIC

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản

trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa,

dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung

cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác

nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại

bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Chương VII

ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA

Điều 46. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương gồm Chủ tịch, các Phó Chủ

tịch và các thành viên.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và các đơn vị chức năng khác là bộ máy giúp việc của Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh

tranh;

b) Tiến hành tố tụng cạnh tranh; kiểm soát tập trung kinh tế; quyết định việc miễn trừ đối với

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và

các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.

3. Chính phủ quy định chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh

Quốc gia.

Điều 47. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ

chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 48. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ tham gia Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật này.

2. Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, gồm Chủ tịch Ủy ban

Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là công

chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành có liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.

3. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo

đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

4. Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.

Điều 49. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.

2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài

chính.

3. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định

tại khoản 2 Điều này.

Điều 50. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có chức năng điều tra

các hành vi vi phạm quy định tại Luật này.

2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh

tranh;

b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;

c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm

hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của

pháp luật;

đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 51. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ

nhiệm, miễn nhiệm.

2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Cơ

quan điều tra vụ việc cạnh tranh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều

50 của Luật này.

Điều 52. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn

nhiệm.

2. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân

công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1. Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực.

2. Là công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

WIPO PUBLIC

3. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính

và công nghệ thông tin.

4. Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 05 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định

tại khoản 3 Điều này.

5. Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

Chương VIII

TỐ TỤNG CẠNH TRANH

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 54. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố

tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

phải tuân theo quy định tại Luật này.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố

tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về

thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của

pháp luật.

3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá

trình tố tụng cạnh tranh.

Điều 55. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng cạnh

tranh có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có người

phiên dịch.

Điều 56. Chứng cứ

1. Chứng cứ là những gì có thật, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi vi

phạm pháp luật về cạnh tranh, doanh nghiệp có hành vi vi phạm và những tình tiết khác có ý

nghĩa trong việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.

2. Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

a) Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

b) Vật chứng;

c) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng;

d) Lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc tổ chức, cá nhân liên

quan;

đ) Kết luận giám định;

e) Biên bản trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

g) Tài liệu, đồ vật khác hoặc nguồn khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc xác định chứng cứ được quy định như sau:

a) Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công

chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc có thẩm quyền

cung cấp, xác nhận;

b) Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản

trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản

xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về

sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó;

c) Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện

tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật

về giao dịch điện tử;

d) Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc;

đ) Lời khai, lời trình bày của người làm chứng; lời khai, lời trình bày, giải trình của bên khiếu

nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan được coi là chứng cứ

nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác

lưu trữ âm thanh, hình ảnh quy định tại điểm a và điểm b khoản này hoặc khai bằng lời tại phiên

điều trần;

e) Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo thủ tục do

pháp luật quy định.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh

1. Cơ quan, người có thẩm quyền, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có

trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu của Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế

cạnh tranh.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp

thời các thông tin, tài liệu đang quản lý, nắm giữ liên quan đến vụ việc cạnh tranh theo yêu cầu

của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh.

Mục 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ

TỤNG CẠNH TRANH

Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh

1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

WIPO PUBLIC

b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

g) Thư ký phiên điều trần.

Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố

tụng cạnh tranh

1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế

cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc

gia.

2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều

trần.

3. Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng

thời là Chủ tịch Hội đồng.

4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh

tranh không lành mạnh.

5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo

đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp

luật về xử lý vi phạm hành chính.

6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết

định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự

giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập

và chỉ tuân theo pháp luật.

2. Số lượng thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh.

3. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động

theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và

các thành viên của Hội đồng

1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định mở phiên điều trần;

b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;

c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;

d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;

đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;

e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;

g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định

tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;

i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ

việc hạn chế cạnh tranh.

Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi

tiến hành tố tụng cạnh tranh

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh

Quốc gia;

b) Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan

đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

d) Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

đ) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong

quá trình điều tra;

e) Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;

g) Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp

thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

h) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay

đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;

WIPO PUBLIC

i) Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;

k) Tham gia phiên điều trần;

l) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

2. Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều

tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh

tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng

cạnh tranh

1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc

cạnh tranh.

2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.

3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.

4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về

việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

5. Tham gia phiên điều trần.

6. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của

pháp luật.

7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết

luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên

dịch trong quá trình điều tra.

8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi

phạm hành chính trong quá trình điều tra.

9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần

1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần.

2. Phổ biến nội quy phiên điều trần.

3. Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những

người được triệu tập đến phiên điều trần.

4. Ghi biên bản phiên điều trần.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh.

Điều 65. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh

1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký

phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong

các trường hợp sau đây:

a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;

b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;

c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.

2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử

lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế

cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.

3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn

phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên

Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều

trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.

Mục 3. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG CẠNH TRANH

Điều 66. Người tham gia tố tụng cạnh tranh

1. Bên khiếu nại.

2. Bên bị khiếu nại.

3. Bên bị điều tra.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

6. Người làm chứng.

7. Người giám định.

8. Người phiên dịch.

Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra

1. Bên khiếu nại là tổ chức, cá nhân có hồ sơ khiếu nại quy định tại Điều 77 của Luật này được

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiếp nhận, xem xét để điều tra theo quy định tại Điều 78 của Luật

này có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện

pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Bên bị khiếu nại là tổ chức, cá nhân bị khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

có các quyền sau đây:

a) Được biết thông tin về việc bị khiếu nại;

b) Giải trình về các nội dung bị khiếu nại.

3. Bên bị điều tra là tổ chức, cá nhân bị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định tiến hành điều

tra trong các trường hợp quy định tại Điều 80 của Luật này và có các quyền sau đây:

a) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;

WIPO PUBLIC

b) Đưa ra thông tin, tài liệu, đồ vật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

c) Được biết về thông tin, tài liệu, đồ vật mà bên khiếu nại hoặc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh

tranh đưa ra;

d) Được nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu

cần thiết có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định của pháp luật;

đ) Tham gia và trình bày ý kiến tại phiên điều trần;

e) Đề nghị triệu tập người làm chứng;

g) Đề nghị trưng cầu giám định;

h) Kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh;

i) Ủy quyền cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia tố tụng cạnh tranh;

k) Đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp

nhận đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng cạnh tranh;

l) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Bên bị điều tra, bên khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

a. Cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết liên

quan đến kiến nghị, yêu cầu của mình;

b. Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh;

c. Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh;

không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích

xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

d. Thi hành quyết định của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh và Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

Điều 68. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên

bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người được bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều

tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu bằng văn bản tham gia tố tụng cạnh tranh để

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại,

bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

a) Luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư;

b) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp luật, không trong

thời gian bị khởi tố hình sự, không có án tích.

3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra,

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều bên

trong cùng một vụ việc nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những bên đó không đối lập nhau.

Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

một bên trong vụ việc.

4. Khi làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị

khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đăng ký phải xuất trình

văn bản yêu cầu bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị

điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

5. Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại,

bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền và nghĩa vụ

sau đây:

a) Tham gia vào các giai đoạn trong quá trình tố tụng cạnh tranh;

b) Xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ và cung cấp thông tin, chứng cứ để bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của bên mà mình đại diện;

c) Nghiên cứu tài liệu trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh và được ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết

có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mà

mình đại diện;

d) Được thay mặt bên mà mình đại diện kiến nghị thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh,

người tham gia tố tụng cạnh tranh;

đ) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác

khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;

e) Có mặt theo giấy mời hoặc giấy triệu tập của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Cơ quan điều tra

vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

g) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết trong quá trình tham gia tố tụng cạnh tranh;

không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh vào mục đích

xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

h) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Người làm chứng

1. Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc cạnh tranh có thể được Cơ quan điều

tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia tố tụng cạnh

tranh với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm

chứng.

2. Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a. Cung cấp toàn bộ tài liệu, giấy tờ, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ

việc cạnh tranh; khai báo trung thực với Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ

việc hạn chế cạnh tranh về tất cả những tình tiết có liên quan đến việc giải quyết vụ việc cạnh

tranh mà mình biết được;

b. Tham gia phiên điều trần và trình bày trước Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

c. Được nghỉ việc trong thời gian Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh triệu tập tham gia phiên điều trần hoặc lấy lời khai nếu làm việc trong cơ

quan, tổ chức, doanh nghiệp;

WIPO PUBLIC

d. Được chi trả các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;

đ. Được từ chối khai báo nếu việc khai báo liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp,

bí mật kinh doanh, bí mật đời tư hoặc việc khai báo có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho bên khiếu nại

hoặc bên bị điều tra là người có quan hệ thân thích với mình;

e. Bồi thường thiệt hại và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt

hại cho bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc cho tổ chức, cá nhân khác;

g. Có mặt tại phiên điều trần theo giấy triệu tập của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

nếu việc khai báo của người làm chứng phải thực hiện công khai tại phiên điều trần;

h. Cam đoan trước Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế

cạnh tranh về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người

chưa thành niên;

i. Được bảo vệ theo quy định của pháp luật.

3. Người làm chứng từ chối khai báo, khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khi

được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh triệu

tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp

luật, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.

Điều 70. Người giám định

1. Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng

cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều

tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.

2. Người giám định có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a.Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu

cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần

thiết cho việc giám định;

b.Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối

tượng giám định;

c.Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên

quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;

d.Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết

về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu

cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;

đ.Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám

định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;

e.Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những

người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của

kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định;

không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị

giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ

việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định;

g.Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám

định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không

có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường

hợp sau đây:

a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân

thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người

làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;

c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.

Điều 71. Người phiên dịch

1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại

trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người

phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều

tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.

2. Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a. Có mặt theo giấy triệu tập;

b. Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;

c. Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm

nội dung cần phiên dịch;

d. Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh

hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;

đ. Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.

3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường

hợp sau đây:

a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân

thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người

làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;

c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.

4. Quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham

gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc

người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói hiểu biết

WIPO PUBLIC

được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Cơ quan điều tra vụ

việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận làm người phiên dịch

cho người khuyết tật đó.

Điều 72. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người không có khiếu nại trong vụ việc cạnh tranh,

không phải là bên bị điều tra nhưng việc giải quyết vụ việc cạnh tranh có liên quan đến quyền

lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình đề nghị hoặc được bên khiếu nại, bên bị điều tra đề nghị và

được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận

đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc được Cơ

quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh đưa họ vào tham gia

tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh

tranh với bên khiếu nại hoặc bên bị điều tra.

Thủ tục yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện theo thủ tục

khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc tham gia tố tụng cạnh tranh

với bên khiếu nại hoặc chỉ có quyền lợi thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1

và khoản 4 Điều 67 của Luật này.

4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng cạnh tranh với bên bị điều tra

hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 67

của Luật này.

Điều 73. Từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên

dịch

Việc từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch phải

được lập thành văn bản trong đó nêu rõ lý do.

Điều 74. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch

1. Việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh

tranh quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trong quá trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch.

Trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch tại phiên điều trần thì Hội đồng xử

lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần. Việc trưng cầu người giám định

khác hoặc cử người phiên dịch khác được thực hiện theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của

Luật này.

Mục 4. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

Điều 75. Cung cấp thông tin về hành vi vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh

có trách nhiệm thông báo và cung cấp thông tin, chứng cứ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp thông tin, chứng cứ trung thực cho Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia.

3. Trong trường hợp được yêu cầu, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện các biện pháp cần

thiết để giữ bí mật về thông tin và danh tính của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, chứng cứ.

Điều 76. Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm tiếp nhận, xác minh và đánh giá các thông tin,

chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá

nhân cung cấp.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 75

của Luật này cung cấp thêm thông tin, chứng cứ để làm rõ về hành vi vi phạm.

Điều 77. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm

quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia.

2. Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh

được thực hiện.

3. Hồ sơ khiếu nại bao gồm:

a) Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;

c) Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ

việc.

4. Bên khiếu nại phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, chứng cứ đã cung

cấp cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 78. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh

Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu

nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ

sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra thông báo cho các bên liên quan quy định tại khoản 1

Điều này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại

không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 77 của Luật này, Ủy ban Cạnh tranh

Quốc gia thông báo bằng văn bản về việc bổ sung hồ sơ khiếu nại cho bên khiếu nại.

Thời hạn bổ sung hồ sơ khiếu nại là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo yêu cầu

bổ sung hồ sơ khiếu nại. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể gia hạn thời gian bổ sung hồ sơ một

lần nhưng không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên khiếu nại có quyền rút hồ sơ

khiếu nại và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia dừng việc xem xét hồ sơ khiếu nại.

Điều 79. Trả hồ sơ khiếu nại

WIPO PUBLIC

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau

đây:

1. Thời hiệu khiếu nại đã hết;

2. Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

3. Bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này;

4. Bên khiếu nại xin rút hồ sơ khiếu nại.

Điều 80. Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong

các trường hợp sau đây:

1. Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 77 của Luật này và

không thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này;

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh

trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực

hiện.

Điều 81. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh

1.Thời hạn điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh là 09 tháng kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối

với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

2.Thời hạn điều tra vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 90 ngày kể từ ngày ra quyết

định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 60 ngày.

3.Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều

tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.

4.Việc gia hạn điều tra phải được thông báo đến bên bị điều tra và các bên liên quan chậm nhất

là 07 ngày làm việc trước ngày kết thúc thời hạn điều tra.

Điều 82. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều

tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong

phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp

ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi

phạm hành chính:

a) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

c) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.

2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm

hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

Điều 83. Lấy lời khai

1. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, tổ chức, cá nhân liên quan khác để thu thập

và xác minh các thông tin, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh.

2. Việc lấy lời khai quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành bên ngoài trụ

sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

3. Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ

vào từng trang. Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời

khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản còn phải có chữ ký của người lấy lời khai,

người ghi biên bản vào từng trang.

4. Trường hợp người được lấy lời khai từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, điều tra viên vụ việc

cạnh tranh tiến hành lấy lời khai phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.

Điều 84. Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra

1. Trong quá trình điều tra, các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu

tập người làm chứng. Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết

phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định.

2. Việc lấy lời khai của người làm chứng phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 83

của Luật này.

Điều 85. Chuyển hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm

1. Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên vụ việc cạnh

tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội

phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp xác định không có căn cứ hoặc không khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy

định về cạnh tranh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc

gia để tiếp tục điều tra theo quy định của Luật này. Thời hạn điều tra được tính từ ngày Ủy ban

Cạnh tranh Quốc gia nhận lại hồ sơ.

Điều 86. Đình chỉ điều tra

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh

trong các trường hợp sau đây:

1.Trong quá trình điều tra không thể thu thập chứng cứ để chứng minh được hành vi vi phạm

theo quy định của Luật này;

2.Bên khiếu nại rút hồ sơ khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam

kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp

thuận;

3.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam

kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được Cơ

quan điều tra vụ việc cạnh tranh chấp thuận.

Điều 87. Khôi phục điều tra

WIPO PUBLIC

1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra trong các

trường hợp sau đây:

a) Bên bị điều tra không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ cam kết theo quy định

tại khoản 2 và khoản 3 Điều 86 của Luật này;

b) Việc chấp thuận cam kết của bên bị điều tra dựa trên các thông tin không đầy đủ, không chính

xác hoặc thông tin sai lệch do các bên cung cấp.

2. Thời hạn điều tra sau khi có quyết định khôi phục điều tra là 04 tháng.

Điều 88. Báo cáo điều tra

1. Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra gồm các nội

dung chủ yếu sau đây để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh:

a.Tóm tắt vụ việc;

b.Xác định hành vi vi phạm;

c.Tình tiết và chứng cứ được xác minh;

d.Đề xuất biện pháp xử lý.

2. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ việc

cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tổ

chức xử lý theo quy định của Luật này.

Điều 89. Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều

tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các

chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;

c) Đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.

2. Thời hạn xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế trong trường hợp điều tra bổ

sung là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.

Điều 90. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều

tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra một trong các quyết định sau đây:

a) Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;

b) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các

chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Thời hạn điều tra bổ sung là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định;

c) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

2. Thời hạn xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong trường hợp điều tra bổ sung là 10

ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo điều tra và kết luận điều tra bổ sung.

Điều 91. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra và kết luận điều

tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc

hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

có thể yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung trong trường hợp

nhận thấy các chứng cứ thu thập chưa đủ để xác định hành vi vi phạm quy định của pháp luật về

cạnh tranh. Thời hạn điều tra bổ sung là 60 ngày kể từ ngày yêu cầu.

3. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày được thành lập hoặc ngày nhận được báo cáo điều tra và

kết luận điều tra bổ sung, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải ra quyết định đình chỉ

giải quyết vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 92 của Luật này hoặc ra quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 94 của Luật này.

4. Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh

tranh phải mở phiên điều trần theo quy định tại Điều 93 của Luật này.

5. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trên

cơ sở thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

Điều 92. Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh

1.Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi

phạm quy định về tập trung kinh tế và vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong các trường hợp

sau đây:

a) Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam

kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

b) Trường hợp thực hiện điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra

cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

2.Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc

hạn chế cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

a.Bên khiếu nại rút đơn khiếu nại và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam

kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;

b.Trường hợp thực hiện điều tra quy định tại khoản 2 Điều 80 của Luật này, bên bị điều tra cam

kết chấm dứt hành vi bị điều tra, cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

3.Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều

tra và công bố công khai.

Điều 93. Phiên điều trần

1. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này,

Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần.

2. Phiên điều trần được tổ chức công khai. Trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí

mật nhà nước, bí mật kinh doanh thì có thể được tổ chức kín.

WIPO PUBLIC

3. Quyết định mở phiên điều trần và giấy triệu tập tham gia phiên điều trần phải được gửi cho

bên khiếu nại, bên bị điều tra và các tổ chức, cá nhân liên quan chậm nhất là 05 ngày làm việc

trước ngày mở phiên điều trần; trường hợp đã được Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

triệu tập tham gia phiên điều trần mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã được triệu tập

tham gia phiên điều trần hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn

chế cạnh tranh vẫn tiến hành xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định.

4. Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

a) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b) Bên khiếu nại;

c) Bên bị điều tra;

d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị điều tra;

đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh đã điều tra

vụ việc cạnh tranh;

e) Thư ký phiên điều trần;

g) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người khác được ghi trong quyết định mở

phiên điều trần.

5. Tại phiên điều trần, người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Các ý kiến và tranh luận tại phiên điều trần phải được ghi

vào biên bản.

Điều 94. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tóm tắt nội dung vụ việc;

b) Phân tích vụ việc;

c) Kết luận xử lý vụ việc.

2. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được tống đạt cho tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời

hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký.

3. Việc tống đạt quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được thực hiện bằng một hoặc một số

phương thức sau đây:

a) Trực tiếp;

c) Qua người thứ ba được ủy quyền.

4. Trường hợp không tống đạt được theo một trong các phương thức quy định tại khoản 3 Điều

này thì quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải được niêm yết công khai hoặc thông báo trên

các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 95. Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày kết thúc thời hạn khiếu nại

quy định tại Điều 96 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 99 của Luật này.

Mục 5. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

Điều 96. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, tổ chức, cá

nhân không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì

có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Điều 97. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1.Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a. Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b. Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

c. Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

d. Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;

đ. Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại.

2. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu

có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 98. Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

có trách nhiệm thụ lý giải quyết, thông báo bằng văn bản cho bên khiếu nại và các bên liên quan

đến nội dung đơn khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và

nêu rõ lý do.

Điều 99. Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1.Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại vẫn tiếp tục được thi hành, trừ trường hợp quy

định tại khoản 2 Điều này.

2.Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết

định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Chủ tịch Ủy ban

Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định

đó. Quyết định tạm đình chỉ của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày

quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật.

Điều 100. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc hạn chế cạnh tranh được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh

Quốc gia quyết định thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và tất cả các thành viên khác của Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia, trừ các thành viên đã tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

b) Việc ra quyết định giải quyết khiếu nại phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội

đồng giải quyết khiếu nại tham gia.

Quyết định giải quyết khiếu nại được thông qua bằng cách biểu quyết theo đa số; trường hợp số

phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng giải quyết khiếu nại;

WIPO PUBLIC

c) Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày ra quyết định thành lập Hội đồng giải

quyết khiếu nại.

2. Việc giải quyết khiếu nại đối với vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế, cạnh tranh

không lành mạnh được quy định như sau:

a) Sau khi thụ lý đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm giải quyết

khiếu nại theo thẩm quyền;

b) Thời hạn giải quyết khiếu nại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại.

3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

này có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.

Điều 101. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

3. Hủy quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết lại trong các trường hợp sau đây:

a) Thành phần Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh không đúng quy định của Luật này;

b) Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng cạnh tranh;

c) Có tình tiết mới dẫn đến khả năng thay đổi cơ bản quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà

trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh không thể biết được.

4. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị hủy theo quy định tại khoản 3 Điều này,

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia giao lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh

hoặc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật này. Thành

viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vi phạm trong trường hợp quy định

tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này không được tiếp tục tham gia điều tra, xử lý vụ việc này.

Điều 102. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại

1. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật kể từ

ngày ký.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử

lý vụ việc cạnh tranh phải được gửi đến tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành.

Điều 103. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại

1. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi

kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh tại Toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính trong thời

hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh.

2. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Tòa án trong thời hạn 10

ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

Mục 6. CÔNG BỐ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN CẠNH TRANH QUỐC GIA

Điều 104. Các quyết định phải được công bố công khai

1. Các quyết định sau đây phải được công bố công khai, trừ nội dung quy định tại Điều 105 của

Luật này:

a) Quyết định được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm;

b) Quyết định về việc tập trung kinh tế;

c) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

d) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh;

đ) Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố công khai các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này

sau khi quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 105. Nội dung không công bố

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định không công bố nội dung liên quan tới bí mật

nhà nước, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều

104 của Luật này.

Điều 106. Đăng tải nội dung quyết định phải được công bố

Nội dung được phép công bố trong quyết định quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật này phải

được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trong thời gian 90

ngày liên tục kể từ ngày quyết định này có hiệu lực pháp luật.

Điều 107. Công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm trên trang

thông tin điện tử của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Mục 7. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH

Điều 108. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành hoạt động hợp tác với các cơ quan cạnh tranh của nước

ngoài trong quá trình tố tụng cạnh tranh để kịp thời phát hiện, điều tra và xử lý đối với các hành

vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

2. Phạm vi hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh bao gồm tham vấn, trao đổi thông

tin, tài liệu hoặc các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp khác theo quy định của pháp luật Việt

Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 109. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh

1. Hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và

cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập điều

ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng cạnh tranh được thực hiện theo

WIPO PUBLIC

nguyên tắc có đi có lại nhưng không được trái với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam, phù hợp

với pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Chương IX

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH

Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu

quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi

phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu

gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải

bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một

trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có

thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương, tước quyền sử

dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;

c) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

4. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, tổ chức, cá nhân

vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu

quả sau đây:

a) Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;

b) Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh

doanh;

c) Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp, tài sản của doanh nghiệp hình thành sau

tập trung kinh tế;

d) Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ

hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung

kinh tế;

đ) Cải chính công khai;

e) Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.

5. Chính phủ quy định chi tiết các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với

từng hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Điều 111. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm

dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh

nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực

hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với các hành vi vi phạm được

quy định trong Bộ luật Hình sự.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế là 05% tổng doanh

thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm

thực hiện hành vi vi phạm.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh là

2.000.000.000 đồng.

4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi khác vi phạm quy định của Luật này là 200.000.000 đồng.

5. Mức phạt tiền tối đa quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này áp dụng đối với hành vi vi

phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, mức phạt

tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

6. Chính phủ quy định chi tiết mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định của Luật này.

Điều 112. Chính sách khoan hồng

1. Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử

lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn

hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng.

2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định việc miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính

sách khoan hồng.

3. Việc miễn hoặc giảm mức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trên cơ sở

đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Đã hoặc đang tham gia với vai trò là một bên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại

Điều 11 của Luật này;

b) Tự nguyện khai báo hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra;

c) Khai báo trung thực và cung cấp toàn bộ các thông tin, chứng cứ có được về hành vi vi phạm,

có giá trị đáng kể cho việc phát hiện, điều tra và xử lý hành vi vi phạm;

d) Hợp tác đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền trong suốt quá trình điều tra và xử lý hành vi vi

phạm.

4. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ

chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận.

5. Chính sách khoan hồng áp dụng cho không quá 03 doanh nghiệp đầu tiên nộp đơn xin hưởng

khoan hồng đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3

Điều này.

6. Căn cứ xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng được quy định như sau:

a) Thứ tự khai báo;

b) Thời điểm khai báo;

WIPO PUBLIC

c) Mức độ trung thực và giá trị của các thông tin, chứng cứ đã cung cấp.

7. Việc miễn, giảm mức phạt tiền được thực hiện như sau:

a) Doanh nghiệp đầu tiên có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy định tại

khoản 3 Điều này được miễn 100% mức phạt tiền;

b) Doanh nghiệp thứ hai và thứ ba có đơn xin hưởng khoan hồng và đáp ứng đủ điều kiện quy

định tại khoản 3 Điều này lần lượt được giảm 60% và 40% mức phạt tiền.

Điều 113. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh

1. Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Ủy

ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và

khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục

hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi bị cấm quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật

này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các

thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110

của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3

Điều 110 của Luật này.

3. Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm

quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, b, d, đ, e khoản 4

Điều 110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3

và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.

4. Đối với hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và các điểm a, c, d, e khoản 4 Điều

110 của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a khoản 3

và điểm a khoản 4 Điều 110 của Luật này.

5. Đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm

khác theo quy định của Luật này không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4

Điều này, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các thẩm quyền sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 111 của Luật này;

c) Áp dụng biện pháp quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 và điểm đ, điểm e khoản 4 Điều 110

của Luật này;

d) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3

Điều 110 của Luật này.

6. Các hành vi quy định tại khoản 7 Điều 45 của Luật này được xử lý theo quy định của pháp

luật khác có liên quan.

Điều 114. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật mà bên phải

thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền

yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.

2. Trường hợp quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành

thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi

hành quyết định.

Điều 115. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

1. Sau 15 ngày kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có

hiệu lực pháp luật mà bên phải thi hành không tự nguyện thi hành hoặc không khởi kiện ra Toà

án theo quy định tại Điều 103 của Luật này thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.

2. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan

đến tài sản của bên phải thi hành thì bên được thi hành, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền

yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 116. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định trong một số luật khác

1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi,

bổ sung một số điều theo Luật số 64/2014/QH13 như sau:

a) Thay cụm từ “quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” tại

Điều 1, điểm e khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 56 bằng cụm từ “quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh,

quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh

tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”;

b) Thay cụm từ “Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh” tại Điều 26 và Điều 27 bằng cụm từ “Chủ

tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng giải

quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”;

WIPO PUBLIC

c) Điểm đ khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử

lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh mà sau 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện

thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;”.

2. Bãi bỏ khoản 6 Điều 19 của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12.

3. Bãi bỏ điểm 4.1 tiểu mục 04, mục II, Phần A thuộc Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Phí

và lệ phí số 97/2015/QH13.

Điều 117. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019.

2. Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 118. Điều khoản chuyển tiếp

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định

của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 được tiếp tục xem xét, giải quyết như sau:

1. Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý mà được xác định không vi phạm quy định của Luật

này thì được đình chỉ điều tra, xử lý;

2. Hành vi vi phạm đang bị điều tra, xử lý, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh mà vẫn bị xác định vi phạm quy định của Luật này thì tiếp tục bị điều tra, xử lý, giải quyết

khiếu nại theo quy định của Luật này. Trường hợp hình thức xử lý hoặc mức phạt tiền đối với

hành vi vi phạm theo quy định của Luật này cao hơn quy định của Luật Cạnh tranh số

27/2004/QH11 thì áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp

thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân


التشريعات يُعدّل (1 نصوص) يُعدّل (1 نصوص) يُنفّذه (1 نصوص) يُنفّذه (1 نصوص)
الإصدارات السابقة يُلغي (1 نصوص) يُلغي (1 نصوص)
لا توجد بيانات متاحة.

ويبو لِكس رقم VN132