THE MINISTRY OF SCIENCE
AND TECHNOLOGY
--------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------
No. 27/2012/TT-BKHCN Hanoi, December 12th 2012
CIRCULAR
ON THE STATE INSPECTION OF QUALITY OF IMPORTED GOODS UNDER THE
MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
Pursuant to the Law on Product and goods quality dated November 21st 2007;
Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31st 2008,
detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;
Pursuant to the Government's Decree No. 89/2006/NĐ-CP dated August 30th 2006 on goods
labels;
Pursuant to the Government's Decree No. 28/2008/NĐ-CP dated March 14th 2008, defining the
functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;
The Minister of Science and Technology issues a Circular on the state inspection of quality of
imported goods under the management of the Ministry of Science and Technology.
Chapter 1.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Circular deals with the content, order, and procedure for the state inspection of quality of
imported goods (hereinafter referred to as inspection of imported goods) under the management
of the Ministry of Science and Technology prescribed in Clause 4 Article 69 of the Law on
Product and goods quality.
2. This Circular is applicable to the agencies in charge of the State management of products and
goods quality; the organizations and individuals that import goods (hereinafter referred to as
importers); the organizations and individuals relevant to the inspection of imported goods under
the management of the Ministry of Science and Technology.
Article 2. Subjects of inspection
1. The goods imported to Vietnam in the List of potentially dangerous goods (hereinafter
referred to as the List of goods of group 2)
This Circular may apply to goods not in the List of goods of group 2 imported to Vietnam that
are potentially dangerous according to the warnings from international, regional and foreign
organizations.
2. This Circular is not applicable to the imported goods being personal belongings, diplomatic
goods, exhibits at fairs, gifts; goods and supplies temporarily imported for re-export, goods in
transit, goods in bonded warehouses; goods processed by Vietnamese enterprises for foreign
traders; the imported machinery and equipment serving the projects of investment; the goods
serving the National defense and security, state secrets, radiation and nuclear safety, and other
kinds of non-commercial goods as prescribed by law.
Article 3. The basis for inspection
The basis for the goods quality inspection is the applicable standards, the regulations on goods
labels, and other regulations of law.
Article 4. Interpretation of terms
In this Circular, the terms below are construed as follows:
1. A consignment is a group of a type of goods with an definite amount, having the same name,
features, label, and technical characteristics, made by the same producer, and recorded in the
same import dossier.
2. Inspecting agencies are the agencies appointed to perform the State management of goods
quality under the management of the Ministry of Science and Technology
a) The Department of goods quality affiliated to the Directorate for Standards, Metrology and
Quality;
b) The Sub-departments of Standards, Metrology and Quality in the central-affiliated cities and
provinces having border checkpoint or import inspection post.
3. Standard certificates include:
a) The unexpired Certificate of conformity of the products and goods conformable with
corresponding technical regulations issued by an appointed or accredited certifying organization.
b) The standard certificate or quality verification of the consignment conformable with the
applicable standards and corresponding technical regulations, issued by an appointed or
accredited certifying or verifying organization.
c) The certificate of management system of the goods.
Article 5. Conditions for the customs clearance
1. The imported goods being the subjects of state inspection of quality only receive customs
clearance after an inspecting agency prescribed in Clause 2 Article 4 of this Circular issue a
notification of the satisfactory result of the state inspection of imported goods quality (according
to the form 3. TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular).
2. When the customs grant the temporary customs clearance before the quality inspection, the
customs only grant the temporary customs clearance after the importer has registered the state
inspection of imported goods quality at the inspecting agency (according to the form 1. ĐKKT in
the Annex enclosed with this Circular). After receiving the temporary customs clearance, the
importer must contact the inspecting agency to carry out the inspection of imported goods quality
as prescribed in this Circular. The customs only grant the official customs clearance when the
goods satisfy the requirements in Clause 1 this Article.
When the customs grant the temporary customs clearance before the quality inspection, the
importer may not put such goods into circulation on the market if the inspection of imported
goods quality prescribed in this Circular has not finished.
Article 6. The dossier of registration for the inspection of imported goods
1. The dossier of registration for the inspection of imported goods includes:
a) The “Application for the state inspection of imported goods quality” (04 copies, according to
the form 1. ĐKKT in the Annex enclosed with this Circular).
b) The photocopies of the contract and the packing list (if any).
c) The copies of the standard certificates (the original must be presented for comparison, unless
the copies are authenticated), or the original standard certificates.
d) Other relevant documents; the copies (certified by the importer) of the Bill of Lading;
invoices; the import declaration; the Certificate of Origin (if any); the pictures or description of
goods; the design of the imported goods label that bears the conformity mark and secondary
labels (if the primary label is not sufficient as required); and the Certificate of Free sale (if any).
2. The importer is responsible for the validity and legitimacy of the dossier of registration for the
inspection of imported goods.
Chapter 2.
THE CONTENT, ORDER, AND PROCEDURE FOR INSPECTION
Article 7. The inspection content
The inspection shall be carried out as follows:
1. Inspect the sufficiency of the dossier of registration for the inspection of imported goods as
prescribed in Article 6 of this Circular.
2. Inspect the result of the conformity assessment, the conformity mark, the goods labels (if the
goods must be labeled), and the documents attached to the inspected goods:
a) Inspect the conformity of the standard certificates of the imported consignment with the
applicable standards, technical regulations, and the current regulations; inspect the accuracy and
consistency of the dossier of registration for the quality inspection;
b) Inspect the compulsory information on the label and secondary label, including the goods
name, addresses of the organizations and individuals responsible for the goods; the origins of
goods, and other information about each kind of goods; the conformity of the label design with
the import dossier;
c) Inspect the positions, colors, sizes, and languages of the label;
d) Inspect the display of the conformity mark on the goods or their packages.
3. Inspect the written approval as prescribed by the Ministry of Science and Technology,
applicable to the imported goods in the List of goods of group 2 having new and potentially
dangerous characteristics that are not specified in corresponding technical regulations.
Article 8. The order, procedures, and measures during the inspection
The inspecting agency shall carry out the inspection and handle the inspection in the following
order:
1. Receive the dossier of registration for quality inspection from the importer (according to the
form 2. TNHS in the Annex enclosed with this Circular); and enter it in the register, then sign
and stamp on the application for the quality inspection submitted by the importer.
2. Carry out the inspection as follows:
a) If the dossier is complete and conformable: within 03 working days from the date on which
the dossier of registration for the quality inspection is received, the inspecting agency shall send
a notification that the result of the state inspection of imported goods quality satisfy the quality
requirements (according to the form 3. TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular) to the
importer for carrying out the customs clearance procedure.
b) If the dossier is complete but not conformable:
If the goods do not satisfy the requirements of labels, the inspecting agency shall send the
importer the notification of unsatisfactory result of the state inspection of imported goods quality
(according to the form 3. TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular), specifying the
unsatisfactory content, and request the importer to rectify the labels within 10 working days. The
inspecting agency only issue the notification of satisfactory imported consignment when the
importer provides the proof of the rectification or standard certificates of the consignments.
If the standard certificates of the imported goods are not conformable with the imported
consignment, or the standard certificates are not conformable with the applicable standards and
corresponding technical regulations, the inspecting agency shall send the customs and the
importer the notification of unsatisfactory result of the state inspection of imported goods quality
(according to the form 3. TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular), specifying the
unsatisfactory content, and send a report to a superior managing agency (according to the form 4.
BCKĐCL in the Annex enclosed with this Circular) for handling the situation in accordance with
Point a, b, and c Clause 2 Article 18 of the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated
December 31st 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product
and goods quality.
c) If the dossier is not complete, the inspecting agency shall determine the missing items and
request the importer to complete the dossier within 25 working days. If the dossier is not
complete after this period, the importer must send written explanation to the inspecting agency
and specify the time of completion. The next inspection steps are only taken after the importer
complete the dossier.
If the importer fails to complete the dossier within the prescribed period, within 03 working days
from the deadline from completing the dossier, the inspecting agency shall send the importer and
the customs a notification of the result of the state inspection of imported goods quality
(according to the form 3. TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular), specifying that the
dossier of the consignment is not complete”, and cooperate with relevant inspecting agencies in
carrying out the state inspection of goods quality at the facility of the importer.
3. When inspecting the dossier, if the goods must be inspected as prescribed in Clause 1, Clause
2 Article 9 of this Circular, then within 03 days from the date on which the dossier of registration
for the quality inspection is received, the inspecting agency shall send the importer a notification
of the the result of the state inspection of imported goods quality (according to the form 3.
TBKQKT in the Annex enclosed with this Circular), specifying the contents that need
inspection, and carry out the inspection in accordance with Clause 2, Clause 2 Article 9 of this
Circular. The result shall be handled as follows:
a) If the imported goods is conformable with the applicable standards and corresponding
technical regulations, Point a Clause 2 this Article shall apply.
a) If the imported goods is not conformable with the applicable standards and corresponding
technical regulations, Point b Clause 2 this Article shall apply.
Article 9. The application of intensified inspection
1. The inspecting agency shall apply the intensified inspection to the imported goods of
suspicious quality. Apart from being inspected in accordance with Article 7 and Article 8 of this
Circular, the conformity of such imported goods must be certified or verified by an appointed
conformity-assessing organization if it is requested by the inspecting agency. The importer shall
pay the certification or verification cost to the conformity-assessing organization.
2. If there are complaints or denunciation against the imported goods, or the result of the
conformity assessment is suspicious, apart from carrying out the inspection in accordance with
Article 7 and Article 8 of this Circular, the inspecting agency shall take and test the samples of
such goods as follows:
a) The inspecting agency shall take samples of the imported goods randomly and enough for
testing, according to the standards of test methods or applicable standards and technical
regulations;
b) The samples taken must be sealed (according to the form 5b. TNPM in the Annex enclosed
with this Circular) and make a sampling record (according to the form 5a. BBLM in the Annex
enclosed with this Circular);
c) The goods samples shall be sent to an appointed laboratory for testing. The test result given by
the appointed laboratory is the legal basis for the inspecting agency to proceed the inspection.
d) Within 03 days from the date on which the sample test result is received, the inspecting
agency shall send the sample test result to the importer so that he or she can fulfill the
responsibility and obligations prescribed in Point dd Clause 2 and Clause 3 this Article.
dd) The of goods sampling and testing costs:
The costs of sampling and testing for the inspection of imported goods prescribed in Clause 2
this Article shall by paid by the inspecting agency. The sampling and testing costs are included
in the budget estimate of the inspecting agency.
If the test result shows that the imported goods is not conformable with the applicable standards
and corresponding technical regulations, the importer shall pay the sampling and testing cost to
the inspecting agency.
When complaints or denunciations are made, and the test result shows that the imported goods is
conformable with the applicable standards and corresponding technical regulations, the person
that makes the complaint or denunciation shall pay the sampling and testing cost to the
inspecting agency.
3. If the importer does not concur with the sample test result prescribed in Point c Clause 2 this
Article, the importer shall request, in writing, the inspecting agency to appoint another laboratory
to test the samples within 02 working days from the date on which the sample test result is
received. The result of the conformity assessment is the basis for the inspecting agency to give
the final conclusion. The importer shall pay the conformity assessment cost.
4. Every six months or irregularly, the inspecting agency shall preside and cooperate with
relevant agencies in carrying out the state inspection of goods quality at the warehouses of
importers. The inspection content is provided in the Circular No. 26/2012/TT-BKHCN dated
December 12th 2012 of the Minister of Science and Technology, on the state inspection of
quality of goods in circulation.
Article 10. The fees for state inspection of quality
The fees for the state inspection of imported goods quality are specified in the Circular No.
231/2009/TT-BTC dated December 19th 2009 of the Minister of Finance, on the collection,
payment, management, and use of fees for the activities of standards, metrology and quality.
Chapter 3.
IMPLEMENTATION ORGANIZATION
Article 11. Responsibility of the Directorate for Standards, Metrology, and Quality
1. Guide the techniques and inspect the operation of the appointed conformity-assessing
organizations and inspecting agencies in the quality inspection of imported goods under the
management of the Ministry of Science and Technology.
2. Direct and handle the imported goods that fail to satisfy the quality requirements reported by
the Department of goods quality management. The cases beyond the authority of the Directorate
for Standards, Metrology and Quality shall be reported to the Ministry of Science and
Technology for consideration and decision.
Article 12. Responsibility of the Department of goods quality management affiliated to the
Directorate for Standards, Metrology, and Quality
1. Organize the quality inspection of imported goods being gasoline, diesel fuel, biofuel, and
other goods in accordance with the direction from the Directorate for Standards, Metrology, and
Quality. Comply with the laws on goods quality.
2. Receive, process, and send the information and reports from central and provincial inspecting
agencies to the Directorate for Standards, Metrology, and Quality for sending reports to the
Ministry of Science and Technology on the developments and results of the inspection of
imported goods (according to the form 6. BC in the Annex enclosed with this Circular).
Article 13. Responsibility of the Services of Science and Technology
1. Direct and handle the imported goods that fail to satisfy the quality requirements reported by
the Sub-department of Standards, Metrology and Quality. The cases beyond the authority of the
Services of Science and Technology shall be reported to the provincial People’s Committees for
consideration and decision.
2. Make and send reports to provincial People’s Committees and the Ministry of Science and
Technology (the Directorate for Standards, Metrology, and Quality) on the developments and
results of the local inspection of imported goods every six months and every year. The report
must be sent before the 15th of the last month of the reporting period.
Article 14. Responsibility of the Sub-departments of Standards, Metrology and Quality
1. Organize the quality inspection of the goods at the local border checkpoints (except for the
goods prescribed in Clause 1 Article 12). Comply with the laws on goods quality.
2. Report the developments and results of the local inspection of imported goods to the Services
of Science and Technology (according to the form 6. BC in the Annex enclosed with this
Circular).
Article 15. Responsibility of appointed conformity-assessing organizations
1. Provide the results of conformity assessment to inspecting agencies and importers within the
prescribed period.
2. Cooperate with inspecting agencies in the conformity assessment of imported goods.
3. Fulfill order obligations prescribed by the laws on goods quality.
Article 16. Responsibility or relevant parties for handling the imported goods that fail to
satisfy the quality requirements
1. The importer shall:
a) Register and comply with the regulation on the inspection of imported goods applicable to the
imported goods in group 2, or at the requests of inspecting agencies; satisfy the requirements of
inspecting agencies when applying the intensified inspection;
b) Satisfy the requirements of competent agencies when re-exporting or destroying the goods
that must be re-exported or destroyed.
If the consignment is recycled, the importer shall be responsible for the recycling and apply for
the state inspection of quality after recycling.
c) Fulfill order obligations prescribed by the laws on goods quality.
2. The inspecting agencies shall:
a) When re-exporting or destructing the goods of which the quality is not conformable with the
applicable standards and corresponding technical regulations, the inspecting agency shall send
the documents about the inspection to the customs where the importer made the customs
declaration sheet during the import procedure for handling.
b) When recycling the goods of which the quality is not conformable with the applicable
standards and corresponding technical regulations, the importer shall suggest the recycling plan
to the inspecting agency, and the inspecting agency shall send a report to an superior managing
agency for decision. The inspecting agency shall carry out the state inspection of the quality after
the recycling.
Chapter 4.
REGULATIONS ON THE IMPLEMENTATION
Article 17. Effects
1. This Circular takes effect on January 27th 2013, and supersedes the Circular No. 17/2009/TT-
BKHCN dated June 18th 2009 of the Minister of Science and Technology, guiding the state
inspection of quality of imported goods under the management of the Ministry of Science and
Technology, and Article 1 of the Circular No. 13/2010/TT-BKHCN dated July 30th 2010 of the
Minister of Science and Technology, amending and supplementing some regulations in the
Circular No. 17/2009/TT-BKHCN dated June 18th 2009 and the Circular No. 01/2007/TT-
BKHCN dated February 14th 2007.
2. If the documents related to this Circular are amended, supplemented, or superseded during the
implementation of this Circular, the new documents shall apply.
Article 18. Responsibility of the managing Ministries
According to this Circular, the managing Ministries shall guide the state inspection of quality of
imported goods under their management.
Article 19. Implementation responsibility
1. The agencies in charge of the product quality inspection, the importers, and relevant agencies
are responsible for the implementation of this Circular. the Directorate for Standards, Metrology,
and Quality shall guide and inspect the implementation of this Circular.
2. Inspecting agencies are recommended to send feedbacks on the difficulties arising during the
course of implementation to the Directorate for Standards, Metrology, and Quality for
summarizing and sending reports to the Ministry of Science and Technology for guidance and
amendment./.
FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Tran Viet Thanh
BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 27/2012/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2012
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng
hóa;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa
nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý
của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (sau đây gọi chung là người
nhập khẩu); các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Đối tượng kiểm tra
1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn
(dưới đây gọi tắt là Danh mục hàng hóa nhóm 2).
Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu vào Việt Nam có tiềm ẩn
khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ
các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài thì có thể áp dụng kiểm tra theo Thông tư này.
2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu là hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại
giao, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập - tái xuất; hàng quá
cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương
nhân nước ngoài; các vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư; hàng hóa
thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân và các loại hàng
hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Căn cứ kiểm tra
Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với
hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lô hàng là tập hợp một chủng loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công
dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất và thuộc cùng một bộ
hồ sơ nhập khẩu.
2. Cơ quan kiểm tra là các cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và
Công nghệ:
a) Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
luợng;
b) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu
hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý.
3. Chứng chỉ chất lượng bao gồm:
a) Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa
nhận;
b) Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng
nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;
c) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản
lý.
Điều 5. Điều kiện về chất lượng để hàng hóa nhập khẩu được thông quan
1. Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng chỉ được thông quan
khi cơ quan kiểm tra quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư này ra Thông báo kết quả kiểm
tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo Mẫu 3.
TBKQKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu do cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước,
kiểm tra chất lượng sau thì cơ quan Hải quan chỉ cho tạm thời thông quan sau khi người nhập
khẩu hàng hóa đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan kiểm
tra (theo Mẫu 1. ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này). Sau khi được tạm thời thông
quan, người nhập khẩu phải liên hệ với cơ quan kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra chất lượng
hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính
thức thông quan khi hàng hóa đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu do cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm
tra chất lượng sau thì người nhập khẩu không được phép đưa hàng hóa đó ra lưu thông trên thị
trường nếu chưa hoàn thành việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại
Thông tư này.
Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (01 bộ) gồm:
a) Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” (04 bản, theo Mẫu 1.
ĐKKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
b) Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa (nếu có) kèm theo
(Packing list).
c) Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp
bản sao đã được chứng thực) hoặc bản chính.
d) Các tài liệu khác có liên quan; Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of
Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-
Certificate of Origin) (nếu có); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được
gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định); chứng nhận lưu
hành tự do CFS (nếu có).
2. Người nhập khẩu phải chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ đăng ký kiểm tra
chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Chương 2.
NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA
Điều 7. Nội dung kiểm tra
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:
1. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định
tại Điều 6 của Thông tư này.
2. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, dấu hợp quy, nhãn hàng hóa (đối với hàng hóa phải ghi
nhãn) và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra:
a) Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu
của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành; kiểm tra tính
chính xác và đồng bộ về thông tin của bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
b) Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên mẫu nhãn (và nhãn phụ) bao gồm tên hàng hóa, tên
địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ của hàng hóa và các nội dung
khác quy định cho từng loại hàng hóa; sự phù hợp của mẫu nhãn với bộ hồ sơ nhập khẩu lô hàng;
c) Kiểm tra vị trí, màu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn;
d) Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hóa hoặc trên
bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hóa.
3. Kiểm tra văn bản chấp thuận theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hàng hóa
nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 mang đặc tính mới có khả năng gây mất an toàn
mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Điều 8. Trình tự, thủ tục và xử lý trong quá trình kiểm tra
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra và xử lý quá trình kiểm tra theo các bước sau:
1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu (theo Mẫu 2. TNHS - phần
Phụ lục kèm theo Thông tư này); vào sổ đăng ký và ký tên, đóng dấu bản đăng ký kiểm tra chất
lượng của người nhập khẩu.
2. Tiến hành kiểm tra theo nội dung kiểm tra:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và phù hợp: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận
hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra phải ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà
nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo Mẫu 3. TBKQKT -
phần Phụ lục kèm theo Thông tư này), gửi tới người nhập khẩu để làm thủ tục thông quan cho lô
hàng;
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng không phù hợp, cơ quan kiểm tra xử lý như sau:
Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả
kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo
Mẫu 3. TBKQKT - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này), trong Thông báo nêu rõ các nội dung
không đạt yêu cầu gửi tới người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu người nhập khẩu khắc phục về
nhãn hàng hóa trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp Thông báo
lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng khắc phục,
chứng chỉ chất lượng của lô hàng.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng
nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng
hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng (theo Mẫu 3. TBKQKT - phần Phụ lục
kèm theo Thông tư này), trong Thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan
Hải quan và người nhập khẩu. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (theo Mẫu 4.
BCKĐCL - phần Phụ lục kèm theo Thông này) để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm
a, b, c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
c) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Cơ quan kiểm tra xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu
trong phiếu tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trong thời
gian 25 ngày làm việc. Trường hợp quá thời hạn trên mà vẫn chưa bổ sung đủ hồ sơ thì người
nhập khẩu phải có văn bản gửi cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do và thời gian hoàn thành. Các bước
kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trong thời gian quy định thì trong
thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn thời gian bổ sung, hồ sơ, cơ quan kiểm tra ra Thông
báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo Mẫu 3. TBKQKT - phần
Phụ lục kèm theo Thông tư này), trong thông báo nêu rõ “Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ
sơ” gửi tới người nhập khẩu và cơ quan Hải quan đồng thời chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm tra
liên quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở của người nhập khẩu.
3. Khi kiểm tra hồ sơ, phát hiện thấy hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo nội dung quy định
tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra Thông báo kết quả kiểm tra nhà
nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo Mẫu 3. TBKQKT - phần Phụ lục kèm theo Thông
tư này), trong Thông báo nêu rõ các nội dung cần tiếp tục phải kiểm tra gửi người nhập khẩu,
đồng thời tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 của Thông tư
này. Kết quả được xử lý như sau:
a) Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công
bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều
này;
b) Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì thực hiện theo quy định tại điểm b
Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra
1. Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra áp
dụng biện pháp tăng cường kiểm tra nhập khẩu đối với loại hàng hóa đó. Ngoài việc hàng hóa
nhập khẩu phải được kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 7 và trình tự kiểm tra theo quy
định tại Điều 8 của Thông tư này, khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra thì người nhập khẩu loại
hàng hóa đó phải thực hiện chứng nhận hoặc giám định sự phù hợp đối với lô hàng nhập khẩu tại
tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Chi phí chứng nhận hoặc giám định do người nhập
khẩu chi trả tổ chức đánh giá sự phù hợp.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu có khiếu nại, tố cáo hoặc có nghi ngờ về kết quả đánh giá sự phù
hợp, ngoài việc thực hiện kiểm tra theo nội dung quy định tại Điều 7 và trình tự kiểm tra theo
quy định tại Điều 8 của Thông tư này, cơ quan kiểm tra tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm đối với
hàng hóa đó theo các quy định sau:
a) Căn cứ tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng
đối với hàng hóa, cơ quan kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu
nhiên với số lượng đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra;
b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong (tem niêm phong theo Mẫu 5b. TNPM -
phần Phụ lục kèm theo Thông tư) và lập biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo Mẫu 5a. BBLM - phần
Phụ lục kèm theo Thông tư này);
c) Mẫu hàng hóa phải được gửi đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm. Kết quả
thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm được chỉ định là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý
tiếp trong quá trình kiểm tra.
d) Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm mẫu, cơ quan kiểm tra gửi
kết quả thử nghiệm mẫu để người nhập khẩu biết, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quy định tại
điểm đ Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
đ) Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm như sau:
Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại Khoản 2
Điều này do cơ quan kiểm tra chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí trong dự toán
kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra.
Trường hợp kết quả thử nghiệm cho thấy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn
công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người nhập khẩu phải trả chi phí lấy mẫu và
thử nghiệm hàng hóa cho cơ quan kiểm tra.
Trường hợp khiếu nại, tố cáo, nếu kết quả thử nghiệm cho thấy hàng hóa nhập khẩu phù hợp tiêu
chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người khiếu nại, tố cáo phải trả chi phí
lấy mẫu và thử nghiệm hàng hóa cho cơ quan kiểm tra.
3. Trường hợp người nhập khẩu không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu quy định tại điểm c
Khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thử nghiệm
mẫu, người nhập khẩu có thể đề nghị bằng văn bản đối với cơ quan kiểm tra thử nghiệm lại đối
với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm được chỉ định khác. Kết quả đánh giá sự phù hợp này là
căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí đánh giá sự phù hợp do người nhập
khẩu chi trả.
4. Đột xuất hoặc định kỳ 6 tháng 1 lần, cơ quan kiểm tra chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên
quan tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa tại cơ sở lưu giữ hàng hóa của người
nhập khẩu. Trình tự nội dung kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày
12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà
nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Điều 10. Lệ phí kiểm tra nhà nước về chất lượng
Lệ phí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 231/2009/TT-BTC ngày 19/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và
quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định,
các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Chỉ đạo, xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Cục
Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa báo cáo. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ
Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
Điều 12. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu
điêzen, nhiên liệu sinh học và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa.
2. Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo từ các cơ quan kiểm tra ở Trung ương, các tỉnh,
thành phố để tổng hợp trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo Bộ Khoa học và
Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (theo Mẫu 6. BC - phần
Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
1. Chỉ đạo, xử lý theo thẩm quyền các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu
chất lượng do Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo. Trường hợp vượt quá thẩm
quyền báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng) tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn
tỉnh theo định kỳ 6 tháng, 1 năm. Thời hạn gửi báo cáo trước ngày 15 của tháng cuối kỳ báo cáo.
Điều 14. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa (trừ hàng hóa quy định tại
Khoản 1 Điều 12) tại các cửa khẩu trên địa bàn. Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập
khẩu trên địa bàn tỉnh (theo Mẫu 6. BC - phần Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Điều 15. Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được yêu cầu
1. Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời
gian quy định.
2. Phối hợp với cơ quan kiểm tra khi có yêu cầu liên quan đến đánh giá sự phù hợp của hàng hóa
nhập khẩu.
3. Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 16. Trách nhiệm các bên liên quan trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu không đáp
ứng yêu cầu chất lượng
1. Người nhập khẩu có trách nhiệm:
a) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa
nhập khẩu thuộc nhóm 2 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra; thực hiện các yêu cầu của cơ
quan kiểm tra khi áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra;
b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định tái xuất hoặc tiêu hủy đối với
hàng hóa bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy.
Đối với lô hàng được tái chế, người nhập khẩu chịu trách nhiệm tái chế và thực hiện kiểm tra nhà
nước về chất lượng sau tái chế.
c) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm:
a) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng,
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy lô
hàng hóa đó thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ kiểm tra có vi phạm về chất lượng cho cơ quan
hải quan nơi tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu để xử lý theo thẩm
quyền;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng,
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, nếu phải áp dụng biện pháp xử lý tái chế thì người nhập khẩu đề
xuất phương án tái chế để cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan quản lý cấp trên quyết định xử lý.
Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau tái chế.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2013 và thay thế Thông tư số
17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ Khoa học và Công nghệ và Điều 1 của Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30 tháng 7
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của
Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Thông tư số 01/2007/TT-
BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007.
2. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc
thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 18. Trách nhiệm các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
Căn cứ quy định tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành hướng dẫn kiểm tra
nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi được phân công quản lý.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người nhập khẩu, cơ quan liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn,
kiểm tra thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, Cơ quan kiểm tra phản ánh kịp thời về
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp, đề xuất báo cáo Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn, sửa đổi./.
Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (để phối hợp);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Công báo;
- Lưu: VT, PC, TĐC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Việt Thanh
PHỤ LỤC
CÁC BIỂU MẪU SỬ DỤNG TRONG KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
1. Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Mẫu 1. ĐKKT
27/2012/TT-BKHCN
2. Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Mẫu 2. TNHS
27/2012/TT-BKHCN
3. Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Mẫu 3. TBKQKT
27/2012/TT-BKHCN
4. Báo cáo lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu quy định về chất lượng:
Mẫu 4. BCKĐCL
27/2012/TT-BKHCN
5. Biên bản lấy mẫu:
Mẫu 5a. BBLM
27/2012/TT-BKHCN
6. Tem niêm phong:
Mẫu 5b. TNPM
27/2012/TT-BKHCN
7. Báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:
Mẫu 6. BC
27/2012/TT-BKHCN
Mẫu 1. ĐKKT
27/2012/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Kính gửi : ....................... (Tên Cơ quan kiểm tra)...................................................
Người nhập khẩu: ...................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................
Điện thoại:.............................................................. Fax:..........................................
Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa sau:
Số
TT
Tên hàng hóa,
nhãn hiệu, kiểu
loại
Đặc tính kỹ
thuật
Xuất xứ, Nhà
sản xuất
Khối lượng/
số lượng
Cửa khẩu
nhập
Thời gian
nhập khẩu
Địa chỉ tập kết hàng hóa:
Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây: .........................................................
€ Hợp đồng (Contract) số :
€ Danh mục hàng hóa (Packing list): .......................................................................
€ Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy
giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu:………. do Tổ chức …….cấp ngày: ……/….. /
…….tại: …………………………………………………………………………..
€ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số : ..............................................................
do Tổ chức chứng nhận :…………………. cấp ngày:……… /…… / ……..tại: …….
€ Hóa đơn (Invoice) số: ...........................................................................................
€ Vận đơn (Bill of Lading) số: ..................................................................................
€ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số : ........................................................................
€ Giấy chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có) số: ........................................................
€ Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có):..................................................
€ Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ
nội dung theo quy định).
Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và chất lượng lô
hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật ………………………..(hoặc tiêu
chuẩn……….. ).
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
Vào sổ đăng ký: số …/(Tên viết tắt của
CQKT)
Ngày……….tháng……năm 20….
(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng dấu)
…….ngày…..tháng……..năm 20...
(NGƯỜI NHẬP KHẨU)
(ký tên, đóng dấu)
Mẫu 2. TNHS
27/2012/TT-BKHCN
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /(CQKT) …., ngày tháng năm 20…
PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
STT HẠNG MỤC KIỂM TRA Có/Không
(C/K) Ghi chú
1 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập
khẩu.
□
2 Hợp đồng (Contract) (bản photocopy). □
3 Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng (bản
photocopy).
□
4 Bản sao có chứng thực giấy chứng chỉ chất lượng □
4.1. Giấy chứng nhận hợp quy □
4.3. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng □
4.2. Giấy giám định chất lượng lô hàng □
4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng □
5 Hóa đơn (Invoice) □
6 Vận đơn (Bill of Lading) □
7 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu □
8 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) □
9 Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa □
10 Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS □
11 Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy □
12 Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định). □
KẾT LUẬN
□ Hồ sơ đầy đủ về số lượng: Tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.
□ Hồ sơ không đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục:…………. trong
thời gian 25 ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra các bước tiếp theo theo quy định.
Người nộp hồ sơ Người kiểm tra
Mẫu 3. TBKQKT
27/2012/TT-BKHCN
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /TB-…… …., ngày tháng năm 20…
THÔNG BÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Số
TT
Tên hàng hóa,
nhãn hiệu, kiểu
loại
Đặc tính kỹ
thuật
Xuất xứ,
Nhà sản
xuất
Khối lượng/
số lượng Đơn vị tính Ghi chú
● Cửa khẩu nhập:
● Thời gian nhập khẩu:
● Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:
- Hợp đồng số:
- Danh mục hàng hóa số:
- Hóa đơn số:
- Vận đơn số:
- Tờ khai hàng nhập khẩu số:
- Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O):
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
● Người nhập khẩu:
● Giấy đăng ký kiểm tra số: ……….ngày ………tháng…….. năm 20 …………
● Căn cứ kiểm tra:
Tiêu chuẩn công bố áp dụng: ………………………………………………………….
Quy chuẩn kỹ thuật:……………………………………………………………………..
Quy định khác: …………………………………………………………………………..
● Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận/giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu
số:…………………. do tổ chức………………… cấp ngày: …………/ ………/ ……….. tại:
………………………………………………………………………….
KẾT QUẢ KIỂM TRA
Ghi một trong các nội dung:
Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu hoặc Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng
hóa nhập khẩu thì nêu lý do và các yêu cầu khác nếu có
Hoặc Lô hàng không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ
Hoặc Lô hàng đề nghị đánh giá sự phù hợp lại tại…….
Hoặc Lô hàng chờ CQKT tiến hành lấy mẫu và thử nghiệm.
Nơi nhận: - Người nhập khẩu;
- Hải quan cửa khẩu; - Lưu: VT, (Viết tắt tên CQKT).
CƠ QUAN KIỂM TRA
(ký tên đóng dấu)
Mẫu 4. BCKĐCL
27/2012/TT-BKHCN
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BC-… …., ngày tháng năm 20…
BÁO CÁO
LÔ HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG
Kính gửi: ………………………………….
Số
TT
Tên hàng hóa,
nhãn hiệu, kiểu
loại
Đặc tính kỹ
thuật
Xuất xứ,
Nhà sản
xuất
Khối lượng/
số lượng Đơn vị tính Ghi chú
● Cửa khẩu nhập:
● Thời gian nhập khẩu:
● Thuộc lô hàng có các chứng từ sau:
- Hợp đồng số:
- Danh mục hàng hóa số:
- Hóa đơn số:
- Vận đơn số:
- Tờ khai hàng nhập khẩu số:
- Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O):
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS:
● Người nhập khẩu:
● Giấy đăng ký kiểm tra số: ……….ngày ………tháng…….. năm 20 …………
● Căn cứ kiểm tra:
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng: …………………………………………………………
- Quy chuẩn kỹ thuật:……………………………………………………………………..
- Quy định khác: ………………………………………………………………………….
Kết quả thử nghiệm/chứng nhận/giám định hàng hóa nhập khẩu số:……… do Tổ chức
Đánh giá sự phù hợp:………………………………………………………………………
cấp ngày : …………./ ………./ ……. tại :…………………………………………………
Kết luận:
a) Lô hàng (Số lượng/tên, nhãn hiệu): không đạt yêu cầu quy định về chất lượng;
b) Lý do không đạt (không phù hợp về chất lượng, ghi nhãn, dấu hợp quy,………).
Đề xuất biện pháp xử
lý:……………………………………………………………………………..
Nơi nhận: - Như trên (Cơ quan kiểm tra cấp trên);
- Lưu: VT, (Viết tắt tên CQKT).
CƠ QUAN KIỂM TRA
(ký tên đóng dấu)
Mẫu 5a. BBLM
27/2012/TT-BKHCN
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…., ngày tháng năm 20…
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số: ……
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:
2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)
3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)
4. Phương pháp lấy mẫu:
Số
TT
Tên hàng
hóa, nhãn
hiệu, kiểu
loại
Tên và địa chỉ
người nhập khẩu
Nơi lấy mẫu Đơn vị
tính
Lượng
mẫu
Thuộc lô
hàng (Khối
lượng, Ngày
nhập khẩu)
Ghi chú
5. Tình trạng mẫu:
- Mẫu được chia làm 02 đơn vị: 01 đơn vị đưa đi thử nghiệm, 01 đơn vị được lưu tại cơ quan
kiểm tra.
- Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở lấy mẫu.
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01
bản./.
Đại diện cơ sở được lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Người lấy mẫu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 5B. TNPM
27/2012/TT-BKHCN
TEM NIÊM PHONG MẪU
Tên mẫu ..................................................................................................................
Số thứ tự………… trong biên bản lấy mẫu số: .......................................................
Ngày lấy mẫu ..........................................................................................................
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên) ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Tem niêm phong được đóng dấu treo của cơ quan kiểm tra.
Mẫu 6. BC
27/2012/TT-BKHCN
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /BC-….. …., ngày tháng năm 20…
BÁO CÁO
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
(Số liệu 6 tháng năm 20…. hoặc năm 20…. tính từ ngày …. đến ngày…….)
Kính gửi:
1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: …………………….lô, trong đó:
- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu:………………………… lô (chi tiết xem bảng 1)
- Số lô không đạt yêu cầu: …………………………………….lô (chi tiết xem bảng 2)
- Số lô trốn tránh kiểm tra:……………………………………..lô (chi tiết xem bảng 3)
2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết...)
3. Kiến nghị:
BẢNG 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số
TT
Tên, nhóm hàng
hóa (thuộc trách
Tổng số
(lô)
Đơn vị tính Khối
lượng
Nguồn gốc,
xuất xứ
Chi cục kiểm
tra1
nhiệm của Bộ
KH&CN)
……
BẢNG 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.
Số
TT
Số
hồ sơ
Tên
Người
NK
Địa chỉ
ĐT/Fax
Tên &
nhóm
hàng hóa
NK
Số
lượng
Xuất
xứ
Lý do
không
đạt
Các
biện
pháp
đã
được
xử lý
Chi cục xử lý2
……
BẢNG 3. Các doanh nghiệp không hoàn thiện đầy đủ hồ sơ kiểm tra chất lượng hàng hóa
nhập khẩu
Số
TT
Giấy đăng ký
kiểm tra số
Tên
Người
NK
Địa chỉ
ĐT/Fax
Tên &
nhóm hàng
hóa NK
Số
lượng
Tờ khai
HHNK
số
Thời gian nhập khẩu
...
Nơi nhận: - Cơ quan kiểm tra cấp trên;
- Lưu: VT, (Tên viết tắt CQKT).
CƠ QUAN KIỂM TRA
(ký tên đóng dấu)
1 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.
2 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ thì không cần phải ghi cột này.